Vì sao lại học Thạc sỹ? - Thông tin tuyển sinh Cao học năm 2018 - Kênh thông tin chính thức

Hot

Post Top Ad

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Vì sao lại học Thạc sỹ?

Hiện các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học sau 16 năm đèn sách (12 năm phổ thông + 4 năm đại học) thường sẽ phải đứng trước ngã ba đường: Học tiếp cao học, đi làm hoặc không làm gì cả. Trong khuôn khổ bài viết, người viết sẽ tập trung phân tích vào một lựa chọn khá phổ biến của nhiều sinh viên hiện nay: học Thạc sĩ (Master).

Vì sao lại học Thạc sỹ? 

Vì sao lại học Thạc Sĩ?
Khi hỏi nhiều bạn trẻ nguyên nhân vì sao lại học thạc sĩ thì tôi nhận được khá nhiều câu trả lời đều na ná nhau như: Thị trường đâu cũng coi trọng bằng thạc sĩ, Đầu tư tấm bằng sẽ mang lại lợi thế và cơ hội thăng tiến sau này….

Tuy nhiên, liệu đấy có thực sự là nguyên nhân sâu xa của việc rất nhiều người theo học thạc sĩ hay không? Liệu bằng thạc sĩ có thực sự tạo được sự khác biệt về lương bổng trong thời điểm hiện nay? Liệu việc những người thế hệ trước vì có bằng thạc sĩ nên mới được thăng tiến có khiến cho việc bạn học thạc sĩ sẽ đảm bảo đường công danh sau này được thuận lợi?

Nếu chú ý hơn nữa, những người chủ doanh nghiệp hay nhưng người thuộc tầng lớp lãnh đạo không hẳn họ được thăng tiến vì tấm bằng thạc sỹ. Trái lại, trong nhiều trường hợp, họ đã có một khoảng thời thời gian cống hiến và phấn đấu và tấm bằng thạc sỹ đến sau khi họ đã chắc chắn mình có hướng thăng tiến. Hay nói đúng hơn, tấm bằng thạc sỹ chỉ là điều kiện đủ, chứ không phải điều kiện cần của sự thăng tiến.

Như vậy, việc chọn lựa học thạc sỹ ngay sau khi tốt nghiệp vô hình chung đang tập trung đảm bảo điều kiện đủ trước, điều kiện cần sau.

Một số nguyên nhân của việc học Thạc sỹ hiện nay

Ngoại trừ nguyên nhân mang tính quan điểm về việc thăng tiến trong nghề nghiệp, phát triển kỹ năng mà người viết cho là chính đáng, hiện còn một số nguyên nhân khác sau đây cũng có đóng góp trong quá trình ra quyết định của việc Học Thạc Sỹ – cần đem ra mổ xẻ.

1. Tốt nghiệp bây giờ khó xin việc, thôi tranh thủ học Master chờ thời cơ.

tranh thủ học Master chờ thời cơTốt nghiệp bây giờ khó xin việc, thôi tranh thủ học Master chờ thời cơ.

Chính xác bây giờ đúng là khó xin việc hơn, tuy nhiên, có một điều nhiều bạn có thể quên mất, đó chính là việc các bạn có thể bị “over-qualified” – việc có tấm bằng Master sẽ khiến bạn đòi hỏi nhiều hơn về lương bổng, đãi ngộ – điều mà bạn chưa chắc xứng đáng do bạn chưa có “kinh nghiệm” – thứ chỉ có thể học được “on the job”. Hầu hết những việc yêu cầu bằng Master hiện nay tại Việt Nam đều đi kèm với một số năm kinh nghiệm, vì vậy nếu bạn chưa có số năm đó, thì bạn có thể sẽ phải làm những việc của một bachelor để đạt được nó – cũng khá là đáng suy nghĩ liệu như vậy mình có nên đi làm luôn ko?.

2. Học Master sẽ giúp làm việc tốt hơn

Liệu có đúng vậy không? Người viết không phủ nhận những giá trị qua quá trình học, tuy nhiên 1 năm master (trong nhiều trường hợp là 2 năm), liệu có so sánh được với 1-2 năm kinh nghiệm thực sự khi bắt tay vào công việc ngoài thực tế. Học Master dù gì đi nữa cũng chỉ là lý thuyết, và trường học liệu có giả lập được môi trường thực tế đủ tốt bằng chính công việc ngoài đời. Giống như học bơi vậy, liệu bạn nên xuống nước học bơi, hay tập bơi các động tác trên cạn?.

3. Học Master để đi du học

Đối với nhiều bạn học đại học trong nước và ao ước có một trải nghiệm du học, điều này là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng, việc học 1-2 năm master là một khoảng thời gian tương đối ngắn để các bạn làm quen và thích nghi với một môi trường mới, và kiếm cơ hội đổi đời để ở lại. Tuy nhiên chi phí bỏ ra học master thường sẽ không “hồi vốn” vào thời điểm hiện nay, như người viết quan sát hiện rất nhiều các bạn sinh viên ra học Master 1-2 năm cũng lại phải về nước và bắt đầu lại từ đầu. Chưa kể, phần lớn cho biết 1-2 năm master không giúp nhiều về chuyên môn, trái lại có hiện trạng một vài đối tượng quá quen học thuật nên bị chậm hơn so với các bachelor trẻ trung khác khi bắt tay vào thực tế.

4. Học cho xong đi, sau này sẽ không học được nữa/ Các bạn đều học cả, thầy cô cũng khuyên nên học

Cũng đúng là theo nghiên cứu của một người bạn học về actuarial science, học tập là một quá trình nên sau khi đi làm một thời gian. việc phản xạ học một môn học sẽ không được hiệu quả như trước.

Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan, việc học Master cần được dựa trên suy nghĩ phục vụ cho quá trình đi làm, chứ không phải cho sở thích đi học nghiên cứu, nếu không xin hãy học PhD. Mà nếu để đi làm, thì cần phải tỉnh táo suy xét xem đâu là thời điểm thích hợp cho mình, chứ không phải là thấy người khác học thì mình cũng học.

Chính vì thế hai lý do trên nếu tồn tại quả thật là một lối tư duy đáng báo động trong việc quyết định học Thạc sỹ.

Giá trị thật sự của tấm bằng Thạc Sỹ

Ngay cả tại các nước phương Tây, cũng rất nhiều người hiện băn khoăn liệu tấm bằng Thạc sỹ có thật sự xứng đáng. Người Việt Nam thường rất sính bằng nước ngoài, tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc có được tấm bằng Master tại nước ngoài không còn là một vấn đề quá khó khăn. Chính vì sự nhan nhản của rất nhiều tấm bằng Master từ khắp mọi nơi trên thê giới, dẫn đến tình trạng hiện nay đó chính là việc đầu tư công sức cho có được tấm bằng đó không còn tạo được khác biệt như những năm về trước.

Tuy nhiên, vẫn nhiều bạn trẻ vẫn lao vào như những con thiêu thân, nhiều khi là vì chưa muốn lao vào thực tế, muốn chạy trốn thực tế, trách nhiệm để thoát khỏi áp lực cuộc sống. Học Master như là một trò chơi mà ở đó, người học đang nộp tiền cho người dạy và đánh cược vào tương lai của chính bản thân mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad